So sánh tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp hiện nay được áp dụng theo QCVN 6-1:2010/BYT. Quy chuẩn này quy định rất rõ ràng giới hạn cho phép của các tạp chất trong nước. Và thể hiện chi tiết các chỉ tiêu vi sinh, phóng xạ, kim loại nặng, chất hữu cơ… Còn tiêu chuẩn nước sinh hoạt hiện nay là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT, ban hành ngày 14/12/2018. Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Vậy tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt khác nhau như thế nào? Nước uống trực tiếp có phải là nước có tất cả các chỉ số tốt hơn nước sinh hoạt không? Nước sinh hoạt có ăn uống được không?

Bảng so sánh Các quy chuẩn:

So sánh tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt
So sánh tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt

Qua bảng so sánh trên chúng ta có thể thấy rằng: QCVN 01-2009/BYT là tiêu chuẩn thấp nhất. Trong quy chuẩn yêu cầu quá khắt khe về chỉ số vi khuẩn E.Coli và Coliform (bằng 0). Tuy nhiên, chỉ số Amoni lại cho phép quá cao (tới 3 mg/l). Nước có chỉ số Amoni khoảng 2-3 mg/l, nếu được chứa trong bể ngầm sẽ sinh mùi hôi, lâu ngày lắng cặn đen và sinh rất nhiều vi khuẩn.

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT có yêu cầu rất khắt khe. Tuy vậy, theo bảng so sánh trên bạn có thể thấy, tiêu chuẩn này cũng không hơn Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT nhiều. Thậm trí, chỉ số nitrit, nitrat, mangan, thủy ngân và phóng xạ α còn cao hơn.

Nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT có ăn uống được không?

Như phân tích ở trên, nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT có các chỉ tiêu về tạp chất rất cao, cao hơn cả nước uống trực tiếp, chỉ có chỉ số vi khuẩn là kém hơn. Vì thế, nước sinh hoạt có thể dùng để nấu nướng hoặc đun sôi để nguội là có thể uống được. Chú ý: Nước đun sôi cần đậy nắp kín và sử dụng trong ngày, không nên để lâu. Vì nước đun sôi sẽ có chứa xác khuẩn, xác khuẩn sẽ thu hút những vi khuẩn ăn xác khuẩn, làm cho nước bị nhiễm khuẩn nhanh hơn.

Nước sạch trên địa bàn Hà Nội có đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT không?

Đây là quy chuẩn mới nên nhiều nhà máy nước chưa kịp thời điều chỉnh và vẫn đang sử dụng quy chuẩn cũ QCVN 01-2009/BYT. Trên thực tế, ngay cả khi nước do nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn, vẫn có khả năng tái nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn do các vấn đề ngoại cảnh như: đường ống cũ, bể cấp nước có lượng Cặn nhiều hoặc đường ống bị vỡ … Trên thực tế, vào những năm 2020 và đầu năm 2021. V.ECO đã triển khai kiểm tra chất lượng nước và lắp đặt hệ thống lọc nước cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội. Nước nhiều nơi còn bẩn, có hàm lượng amoni và canxi cao. Hy vọng trong tương lai, Hà Nội có thể xây dựng thêm nhiều nhà máy lọc nước đạt tiêu chuẩn để phục vụ người dân.

Mỗi nguồn nước chúng tôi đều lắng nghe vấn đề và nhu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành phân tích mẫu nước rồi mới đề xuất phương án xử lý đảm bảo triệt để. Tránh tình trạng xử lý không đúng, không giải quyết triệt để vấn đề của nguồn nước, dư thừa chức năng gây lãng phí cho khách hàng. 

V.ECO là đơn vị chuyên cung cấp vật tư thiết bị cũng như các hệ thống xử lý nước với chất lượng tuyệt vời và giá thành hợp lý, cùng chính sách bảo hành hậu mãi khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay giá hấp dẫn nhé!

Công ty TNHH phát triển công nghệ Môi trường và Tài nguyên Việt Nam V.ECO

Địa chỉ: Số 235 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0396.659.488 – 0961.488.508

Fanpage: Xử lý nước thải VECO

Bạn cũng có thể tham khảo một số hệ thống tại đây:

Hệ thống xử lý nước máy Hệ thống lọc tổng đầu nguồn
Hệ thống lọc nước RO tinh khiết Hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp
MÁY LỌC NƯỚC LINH KIỆN, VẬT TƯ XỬ LÝ NƯỚC

 

so-snh-tiu-chun-nc-ung-trc-tip-vi-nc-sinh-hot-x-l-nc-veco