Cơ chế thẩm thấu ngược trong máy lọc nước RO công nghiệp

Thẩm thấu ngược là công nghệ làm sạch nguồn nước sinh hoạt tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở các loại máy lọc nước, đặc biệt là đối với các dòng máy hoạt động với công suất lớn như RO. Vậy cơ chế thẩm thấu ngược là gì? Nguyên lý hoạt động và tính ứng dụng của công nghệ này ra sao? Theo dõi hết bài viết sau đây của chúng tôi tìm hiểu rõ hơn bạn nhé!

Cơ chế thẩm thấu ngược là gì?

Cơ chế thẩm thấu ngược có tên khoa học là Reverse Osmosis, viết tắt là RO). Đây là quá trình dịch chuyển của nước từ nơi có nồng độ muối/ khoáng cao tới nơi có nồng độ thấp cho đến khi nồng độ tại hai nơi này đạt đến trạng thái cân bằng. Nghĩa là nước sẽ được đẩy ngược lại theo một áp lực đủ lớn để đến nơi có ít muối hoặc khoáng chất hơn. 

Quá trình thẩm thấu ngược này rất phù hợp để xử lý các loại chất vô cơ hòa tan có hại tới sức khỏe con người và các thiết bị máy móc khác như: Fe2+, Fe3+, Mg2+,… đặc biệt là Asen (Thạch tín) và FLorua (FCl).

Nguyên lý hoạt động cơ chế thẩm thấu ngược

Quá trình thẩm thấu ngược trong máy lọc nước công nghiệp RO sẽ được hoạt động theo nguyên lý sau đây: 

– Đầu tiên: Người ta sẽ dùng một áp lực đủ lớn để khiến các phân tử nước đi qua màng bán thấm cực mịn. Nhằm loại bỏ các tạp chất và thu nước tinh khiết còn phần nước bị chứa các chất ô nhiễm còn lại sẽ bị xả ra ngoài. Để nguyên lý này có thể thực hiện được, máy lọc nước RO phải được cấu thành từ các bộ phận gồm: màng thẩm thấu ngược, bộ lọc thô/trầm tích/clo, bể chứa và bộ lọc chức năng.

– Tiếp theo: Quá trình này sẽ giúp nguồn nước của bạn loại bỏ được phần muối cứng và một số chất vô cơ khác. Nhờ vào khả năng này mà hiện nay công nghệ RO được sử dụng khá phổ biến tại các khu vực có nguồn nước lợ (mặn) và chứa nhiều nitrat hoặc các khoáng chất hòa tan khác.

0508_tham-thau-va-tham-thau-nguoc

Màng thẩm thấu ngược hoạt động như thế nào?

Màng thẩm thấu ngược sẽ được hoạt động theo cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường.  Màng lọc RO hoạt động dựa trên cơ chế chuyển động của các hạt phân tử nước nhờ vào áp lực nén của máy bơm cao áp và tạo ra dòng chảy mạnh. Có thể hiểu đây chính là quá trình phân ly trong chính dòng nước tại môi trường bình thường nhờ áp lực mạnh. 

Quá trình này đã tác động đến các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất…có trong nước và làm văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải. Trong khi ấy các phân tử nước sẽ được lọt qua các mắt lọc với cỡ kích cỡ chỉ khoảng 0,0001 micromet nhờ áp lực cao. Với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các ion kim loại và các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.

Nhờ vào việc được cấu tạo toàn bộ từ tấm màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt (TFC – Thin Film Composite), được gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấu hình dạng xoắn ốc. Mà trên bề mặt màng RO có các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet (to hơn chỉ vài ba phân tử H2O). 

Do đó mà chỉ các phân tử nước là đi qua được. Còn các chất rắn hòa tan như thuộc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp… sẽ bị ngăn cản trở lại. Bởi, thông thường những tác nhân gây hại này có kích thước phần tử lớn hơn nhiều so với nước nên không thể đi qua được màng lọc RO. Hay các vi khuẩn (kích thước vài Micromet), hay các loại virus nhỏ hơn (kích thước vài chục nanomet), đều to gấp nhiều lần kích thước của các lỗ trên màng RO. Do đó tất cả đều  bị chặn và được đẩy ra ngoài theo đường nước thải.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết nhất mà bạn cần phải biết khi nhắc tới cơ chế thẩm thấu ngược trong máy lọc nước công nghiệp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trong chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế thẩm thấu này cũng như nguyên lý hoạt động của nó. 

Xem thêm: So sánh công nghệ RO và DI – công nghệ phổ biến nhất hiện nay

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH phát triển công nghệ Môi trường và Tài nguyên Việt Nam V.ECO

Địa chỉ: Số 5 Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0396.659.488 – 0961.488.508

Fanpage: Xử lý nước VECO

c-ch-thm-thu-ngc-trong-my-lc-nc-ro-cng-nghip