Nước nhiễm Asen và những tác hại nghiêm trọng

1. Asen và cách nhận biết nước nhiễm Asen

Asen có thể tồn tại dưới dạng tinh khiết riêng biệt nhưng hầu hết được phân thành hai loại: Asen hữu cơ và Asen vô cơ.

  • Asen hữu cơ: Vi lượng Asen có trong thực phẩm, rau quả, tìm thấy trong cơ thể người và động vật. Loại Asen này không gây nguy hiểm đến sức khỏe và thường nhanh chóng tự loại bỏ ra khỏi cơ thể.
  • Asen vô cơ: Đây là loại Asen cực độc, tích tụ trong đất đá sau đó hòa tan vào nước, gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước, dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Asen vô cơ thường được dùng để chế tạo các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ,…
Asen là gì? Cách nhận biết và xử lý Asen hiệu quả?
Asen rất độc đối với con người

1.2. Asen thâm nhập vào cơ thể qua đâu?

Asen có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua 3 đường là tiêu hóa, hô hấp và da sau đó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Trong đó, 2 nguồn nhiễm phổ biến nhất là nguồn nước và thức ăn.

Nguồn nước chính là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm Asen ở người do cấu tạo thành phần Asen trong nước dưới dạng vô cơ. Đặc biệt, những nguồn nước khoan, nước giếng ngầm chưa qua xử lý có mức độ nhiễm Asen nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Asen cũng có thể thông qua thực phẩm hằng ngày xâm nhập vào cơ thể người. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm ít hơn do hợp chất Asen hình thành dưới dạng hữu cơ. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chứa nhiều Asen như gạo, gia cầm, ngũ cốc, hải sản, nấm,…

Ngoài ra, những người sống gần khu công nghiệp dệt, hàn kim loại, thủy tinh, đạn dược, chế tạo phân bón, dược phẩm,… có thể bị nhiễm thông qua việc hít phải hoặc tiếp xúc qua da.

1.3. Cách nhận biết nước nhiễm Asen

Asen là chất không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Một nghiên cứu của WHO chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm Asen cao là do người dân sử dụng nước nhưng không thể nhận biết được bằng mắt thường. Cách nhận biết nước nhiễm Asen duy nhất là phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm có uy tín.

Phân tích mẫu thí nghiệm là cách nhận biết nước nhiễm Asen duy nhất

1.4. Quy định về hàm lượng Arsenic có trong nước

Khuyến nghị của WHO về nồng độ Asen trong nước uống giảm đáng kể từ năm 1958 từ 0,2 mg/l xuống 0,01 mg/l năm 1993.

Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, gồm (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

  • QCVN 01:2009/BYT: chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L.
  • QCVN 02:2009/BY: Đối với cơ sở cấp nước tập trung asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L và đối với nước hộ gia đình tự khai thác không được vượt ngưỡng 0,05 mg/L.

Tình trạng nước bị nhiễm Asen xảy ra phần lớn ở một số vùng nông thôn các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh phúc, Thanh Hóa Hưng Yên, …trong đó, có đến ¾ số hộ dân tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng sử dụng nguồn nước nhiễm Asen cao hơn nhiều mức cho phép.

Riêng tại Hà Nội, theo đánh giá của tổ chức UNICEF, khu vực nông thôn của Hà Nội như: Thanh Trì, Ứng hòa, Đan Phượng, Thường tín, Thanh Oai,… nguồn nước bị nhiễm Asen rất nặng, mức này cao gấp 10 – 50 lần tiêu chuẩn cho phép.

Hà Nội là một trong các khu vực có hàm lượng Asen trong nước cao nhất trên thế giới.

Ô nhiễm nước ngầm tại đồng bằng sông Hồng / Việt Nam - Eawag
Mức độ ô nhiễm Asen tại đồng bằng sông Hồng / Việt Nam

2. Tác hại khi sử dụng nước nhiễm Asen

Tác hại của nhiễm độc Asen
Tác hại của nhiễm độc Asen

2.1. Dùng nước nhiễm Asen có gây ung thư?

Lượng Asen tích tụ trong cơ thể càng lâu sẽ gây ra các triệu chứng càng nguy hiểm. Việc liên tục tiêu thụ nước nhiễm Asen trong vòng 15 năm có thể gây phá hủy toàn bộ hệ thần kinh, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC), nếu sử dụng các hợp chất asen vô cơ lâu dài sẽ gây ra các loại ung thư như:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư gan
  • Ung thư thận
  • Ung thư da
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư tuyến tiền liệt

Bên cạnh đó, các hợp chất asen hữu cơ axit dimethylarsinic (DMA) và axit monomethylarsonic (MMA) được IARC phân loại là chất có thể gây ung thư ở con người. Ngoài ra, nếu Asen xâm nhập vào cơ thể người trên 60.000 microgram/lít, nguy cơ tử vong rất cao. Từ 30.000 microgram/lít Asen có thể gây nhiễm độc ruột, hại đến dạ dày.

2.2. Một vài ảnh hưởng khác nếu cơ thể bị nhiễm Asen

Tiếp xúc với Asen trong khoảng thời gian quá lâu sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như:

  • Người hít phải asen ở hàm lượng cao có thể làm đau họng và kích thích phổi.
  • Người lỡ nuốt phải asen quá cao sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, yếu cơ, phát ban thậm chí bị chuột rút.
  • Người tiếp xúc asen hàm lượng đủ cao trong thời gian đủ lâu sẽ gây tử vong.
  • Người tiếp xúc với asen hàm lượng thấp nhưng trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan thận, da bị nổi mẩn đỏ, thiếu hụt hồng cầu và bạch cầu. Làm cho người luôn ở trạng thái mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
Tác hại khi tiếp xúc với nước nhiễm Asen
Tác hại khi tiếp xúc với nước nhiễm Asen

 

3. Các phương pháp xử lý nước nhiễm Asen

3.1. Công nghệ lọc bằng hệ thống lọc nước

Công nghệ lọc qua các lớp vật liệu lọc:

Asen được loại bỏ khỏi nước là nhờ sự đồng kết tủa với Fe(III) trên bề mặt của vật liệu lọc và không gian giữa các lỗ rỗng trong lớp vật liệu. Fe(II) ở dạng hòa tan trong nước, sẽ bị oxi hóa bởi oxi của không khí để tạo thành Fe(III). Hidroxit Fe(III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt vật liệu và tạo thành một lớp hấp phụ mỏng. Asen (V) và Asen(III) trong nước sẽ hấp phụ vào lớp Fe(OH)3 đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc. Kết quả, nước ra khỏi bể lọc đã được giải phóng khỏi sắt và Asen.


3.2. Máy lọc nước RO

Sử dụng máy lọc nước với công nghệ màng lọc 

Máy lọc nước với màng lọc thẩm thấu ngược RO là một trong những biện pháp xử lý kim loại nặng nhiễm trong nước hiệu quả, nhanh chóng nên rất phổ biến hiện nay. Chúng loại bỏ được kim loại nặng do được thiết kế từ màng polymer mỏng đồng nhất và có kích thước nano mét, chỉ cho nước tinh khiết đi qua. Ngoài ra, với màng lọc này các tạp chất khác trong nước cũng được loại bỏ.

Cấu tạo màng lọc RO
Cấu tạo màng lọc RO

 

nc-nhim-asen-v-nhng-tc-hi-nghim-trng-x-l-nc-veco