Khi nào cần thay vật liệu lọc nước? Dấu hiệu nhận biết cần phải thay vật liệu lọc nước?

Thay thế vật liệu lọc nước định kì là yêu cầu bắt buộc đối với một hệ thống xử lý nước. Dù là hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình với công suất nhỏ. Cho đến các hệ thống xử lý nước cấp cho nhà máy có công suất lớn. Vậy làm thế nào để biết khi nào cần thay vật liệu lọc nước? Thời gian thay thế định kì là bao lâu? Các dấu hiệu nào cho thấy hệ thống cần được bảo dưỡng? Khi nào thì tiến hành thay thế vật liệu lọc nước mới? Cùng V.ECO tìm hiểu qua bài viết này ngay!

Thay vật liệu lọc nước
Thay vật liệu lọc nước
Thay màng RO cho hệ thống lọc xử lý nước
Thay màng RO cho hệ thống lọc xử lý nước

Tại sao phải thay vật liệu lọc nước định kì cho hệ thống xử lý nước?

Vật liệu xử lý nước là một phần không thể thiếu trong hệ thống lọc nước. Nó có vai trò loại bỏ các cặn bẩn và tạp chất gây hại. Đảm bảo cho việc cung cấp một nguồn nước sạch tinh khiết để sử dụng trong sinh hoạt. Là hệ tiền lọc cho hệ thống xử lý nước tinh khiết, siêu tinh khiết cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.

Sau thời gian sử dụng, các vật liệu sẽ mất dần đi khả năng lọc nước. Khi đó hệ thống không còn đảm bảo công suất, chất lượng nước đầu ra, Ngoài ra có thể gây hỏng hóc các thiết bị lọc khác trong hệ thống. Đối với mỗi loại vật liệu sẽ có thời gian sử dụng nhất định, cần tuân theo sự chỉ dẫn của nhà cung cấp để có thời gian thay thế hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết khi nào cần phải thay vật liệu cho hệ thống lọc nước

Cần tiến hành thay thế vật liệu lọc nước khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

Vật liệu lọc phát sinh mùi

Sau quá trình vận hành hệ thống lọc nước, các cặn bẩn, bùn đất, hợp chất hóa học có trong nước sẽ bám trên vật liệu lọc. Làm giảm dần khả năng lọc ban đầu của vật liệu. Khi thấy nước đầu ra phát sinh mùi hôi khó chịu và giảm chất lượng nước rõ rệt thì cần phải có kế hoạch thay vật liệu lọc ngay.

Vật liệu lọc hoạt động kém

Các dấu hiệu: chất lượng nước đầu ra không đảm bảo tiêu chuẩn ban đầu. Nước sạch ra ít hơn, lượng nước thải nhiều hơn cho thấy cần phải thay thế vật liệu mới.
– Đối với một một số vật liệu lọc nước kém chất lượng, hoặc đã mất dần khả năng lọc nước. Làm giảm công suất lọc của hệ thống, không cung cấp đủ nước sạch theo thiết kế ban đầu. Phần lớn nguồn nước đi theo nguồn chảy nước thải gây lãng phí.
– Đối với vật liệu lọc vượt quá thời gian sử dụng theo chỉ định của nhà cung cấp sẽ tác động đến chất lượng nguồn nước cần thay thế vật liệu lọc nước mới để tăng hiệu quả xử lý.

Các loại vật liệu thường dùng cho hệ thống lọc nước sinh hoạt – tiền lọc cho hệ thống xử lý nước tinh khiết, siêu tinh khiết

Vật liệu lọc nước Cát thạch anh – Cát Mangan – Than hoạt tính – Hạt Cation

Thời gian thay thế vật liệu định kì. tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước, công suất hoạt động của hệ thống. Các loại vật liệu lọc nước đầu nguồn ở lớp trên cùng sẽ nhanh bị tổn hao hơn do tiếp xúc nhiều với các tạp chất, cặn bẩn.

Cát thạch anh: là vật liệu lọc nước giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao, rất khó tách và khó lọc. Trong quá trình lọc, trên bề mặt cát thạch anh sẽ tạo ra lớp màng lọc. Hỗ trợ cho quá trình lọc giúp hấp thụ Asen cho khuồn nước có nguy cơ nhiễm Asen cao.

Cát Mangan: có tác dụng khử Sắt, Mangan trong các công trình lọc nước sinh hoạt, nước giếng khoan dân dụng và công nghiệp. Vật liệu lọc nước này hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt. Dùng để kết tủa Sắt, Manganese và Hydrogen sulfide. Các chất này được tách ra khỏi nước sau khi bị oxi hóa . Tạo thành chất bẩn kết tủa bám vào bề mặt các hạt lọc. Khi kết tủa bám quá nhiều cần thay thế vật liệu này.

Than hoạt tính: có tác dụng khử màu, khử mùi, khả năng hấp thụ, loại bỏ các độc tố tồn tại trong nước. Vật liệu này thời gian thay thế lâu hơn.

Hạt Cation làm mềm nước: Hạt Cation làm mềm nước cứng sau thời gian sử dụng, hạt nhựa sẽ đạt trạng thái “no” và không còn khả năng tái sinh bằng dung dịch NaCl bão hòa, hạt cation không còn khả năng hấp thụ các ion gây hiện tượng nước cứng (Ca2+,Mg2+). Khi đó, ta cần phải thay mới cho cột vật liệu này.

Đối với hệ thống khử khoáng DI, xử lý nước siêu tinh khiết, cần phải thay mới hạt nhựa trao đổi ion. Hạt khử khoáng cation, anion hay mixbed khi những hạt này “no” mất tác dụng khử ion ban đầu.

Quy trình các bước thay thế vật liệu cho hệ thống lọc nước

Bước 1: Tiến hành xác định yêu cầu. Từ đó đưa ra phương án thay thế vật liệu lọc gồm các loại vật liệu lọc nào cần phải thay thế.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu lọc cần thay thế cho từng thiết bị và khối lượng cần thay thế.
Bước 3: Tiến hành triển khai thay thế vật liệu cho hệ thống:
– Khóa các van nước và ngắt nguồn điện cấp cho hệ thống.
– Tháo rời các bộ phận của các thiết bị lọc nước đầu nguồn
– Thu gom và xử lý vật liệu cũ ra khỏi hệ thống.
– Đổ vật liệu lọc theo trình tự vào cột lọc với khối lượng phù hợp. Chỉ đủ để sử dụng tương ứng với kích thước cột.
– Sau khi đổ vật liệu vào các cột xong, vận hành các quá trình rửa ngược, rửa xuôi để đảm bảo việc lọc hoàn toàn sạch.
– Kiểm tra lại các bộ phận một lần nữa như van, tê, cút, ống dẫn,…
– Tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh và cho hệ thống vận hành.
– Kiểm tra hoạt động của hệ thống, lưu lượng, chất lượng nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn, nghiệm thu bàn giao hệ thống cho khách hàng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thay thế vật liệu lọc nước

Công ty TNHH phát triển công nghệ Môi trường và Tài nguyên Việt Nam V.ECO

Địa chỉ: Số 235 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0396.659.488 – 0961.488.508

Fanpage: Xử lý nước VECO

khi-no-cn-thay-vt-liu-lc-nc-du-hiu-nhn-bit-cn-phi-thay-vt-liu-lc-nc-x-l-nc-veco